Hàng nghìn năm trước đây, người Đông Nam Á đã biết thưởng thức một cách rất tinh tế về các loài hoa lan. Và loài hoa lan đầu tiên được Vua, quan ở đây thường chơi là loài lan Kiếm (tên khoa học là Cymbidium). Điều này đã được thể hiện trong thư tịch cổ, người xưa đã mô tả các loài Lan với sự phong phú, đa dạng của chúng và hướng dẫn sơ bộ cả cách nuôi trồng.
Cách đây chừng 300 năm, Khi các nước châu âu xâm chiếm thuộc địa, và phát triển thuộc địa ở châu Á và Nam Mỹ, một số loài lan đã được đưa tới châu Âu. Các nhà thực vật và làm vườn châu Âu sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ, hoang dã cùng mùi thơm khuyễn rũ của các loài Lan nhiệt đới và á nhiệt đới. Họ đã phải ca ngợi Lan là hoa hậu của muôn loài hoa.
Sau này, nhờ các thành tựu của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc đặc biệt của họ Lan để phân loại, nhân giống, lai giống và cách nuôi trồng thích hợp nhất cho từng loài… mà chúng ta đã có được những hiểu biết ngày càng đúng đắn về loài hoa vương giả này. Cũng nhờ vậy mà, Ngành sản xuất hoa Lan phát triển rất nhanh chóng, nên vào thời điểm hiện tại hoa Lan không còn là một báu vật quý giá chỉ dành riêng cho vua chúa, quan chức hay những người quyền quý giàu sang mà đã trở thành nguồn vui, thú say mê của mọi người.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hoa lan
Hàng nghìn năm trước đây, người Đông Nam Á đã biết thưởng thức một cách rất tinh tế về các loài hoa lan. Và loài hoa lan đầu tiên được Vua, quan ở đây thường chơi là loài lan Kiếm (tên khoa học là Cymbidium). Điều này đã được thể hiện trong thư tịch cổ, người xưa đã mô tả các loài Lan với sự phong phú, đa dạng của chúng và hướng dẫn sơ bộ cả cách nuôi trồng.
Cách đây chừng 300 năm, Khi các nước châu âu xâm chiếm thuộc địa, và phát triển thuộc địa ở châu Á và Nam Mỹ, một số loài lan đã được đưa tới châu Âu. Các nhà thực vật và làm vườn châu Âu sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ, hoang dã cùng mùi thơm khuyễn rũ của các loài Lan nhiệt đới và á nhiệt đới. Họ đã phải ca ngợi Lan là hoa hậu của muôn loài hoa.
Sau này, nhờ các thành tựu của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc đặc biệt của họ Lan để phân loại, nhân giống, lai giống và cách nuôi trồng thích hợp nhất cho từng loài… mà chúng ta đã có được những hiểu biết ngày càng đúng đắn về loài hoa vương giả này. Cũng nhờ vậy mà, Ngành sản xuất hoa Lan phát triển rất nhanh chóng, nên vào thời điểm hiện tại hoa Lan không còn là một báu vật quý giá chỉ dành riêng cho vua chúa, quan chức hay những người quyền quý giàu sang mà đã trở thành nguồn vui, thú say mê của mọi người.
Theo tài liệu nghiên cứu về Lan của Việt Nam (năm 2003), ở nước ta đã biết được khoảng 897 loài thuộc 152 chi của họ Lan. Trên thế giới có chừng 35.000 loài và 800 chi của họ Lan không kể các loài Lan lai mới tạo được ( lan công nghiệp). Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số loài cây cũng mang tên là Lan như Ngọc lan, Hoàng lan, Lan ý, Lan cầm cù…Những loài này đề không thuộc họ Lan bởi:
- Họ Lan (orchidaceae) chỉ bao gồm các loài cây thân thảo, như vậy rõ ràng các cây Lan thân mộc như Ngọc lan, Hoàng lan không thuộc họ Lan này.
- Họ Lan là họ lớn nhất trong lớp thực vật một lá mầm (đơn tử diệp). Nhưng hạt Lan quá bé, cây lan con quá nhỏ nên ta không nhìn thấy rõ được như cây ngồ, cây mạ chỉ có một lá mầm, còn cây đậu, cây cam có hai lá mầm. Biểu hiện nhận biết cây một lá mầm là các gân lá đều song song như lá lúa, lá ngô. Do đó, ta thấy ngay qua các gân lá những cây gọi là Lan ý, Lan cầm cù… được bán làm cây cảnh ở Hà Nội nhưng không thuộc họ Lan.
Hoa Lan khác tất cả các loài hoa khác ở cấu trúc: trụ hoa của hoa Lan vừa chứa nhụy hoa (nhị cái) và cả nhị đực. Có tới 99% loài Lan, hoa chỉ có một nhị đực.
CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT CỦA HỌ LAN
Thân
Cây Lan sống ở những nơi hoang dã, ở các địa điểm, địa hình rất khác nhau với các điều kiện môi trường cũng rất khác nhau như sườn núi cao giá lạnh, trên cây cao gió thốc hoặc ẩm ướt tối tăm ven suối trong rừng rậm….nên cấu trúc của loài Lan phải đa dạng để thích nghi. Thân các loài Lan có hai kiểu tiêu biểu nhất cần biết:
a, Lan đa thân:
Các chi lan Địa Lan (Cymbidium), lan Hài (Paphiopediỉum), lan Vũ nữ (Oncidium), Cát lan (Cattỉeya), lan Hoàng thảo (Dendrobium) thuộc vào kiểu Lan đa thân.
Thông thường, phần của cây Lan nhìn thấy được chỉ có lá. hoa và cuống, chúng được mọc lên từ một đoạn phình to, giống như củ hành nên người ta gọi là giả hành (củ giả).
Giả hành có thể nhỏ như lan Kiếm hoặc khá to như lan Bầu rượu (Catlanthe), ngắn hình thoi như lan Hoàng thảo vẩy rồng’ nhưng có loài khá dài (lan Hoàng thảo Phi điệp) dài tới 1 m.
Như vậy, thuật ngữ giả hành (cù giả) là chi thân cùa cây Lan, chúng có các hình thù rất khác nhau.
Các chồi mới của Lan đa thân mọc lên từ thân rễ, cãn hành (thân ngầm trong đất). Các giả hành có thể mọc rất sít nhau như ở lan Kiếm, ngược lại có các giả hành mọc rất xa nhau như ở Lan Vani.Lan Lọng, Tóc tiên.
Trên căn hành, nơi tiếp xúc của giả hành có một số mắt là nơi các rễ Lan sẽ phát triển và nuôi sống giả hành đó. Nếu đám rễ này phát triển mạnh thì giả hành đó có thể cho hoa to và đẹp.
Việc tách bụi của Lan đa thân là việc cắt thân rễ (căn hành), cắt ở vị trí nào ta cần tính toán sao cho mỗi bụi đều có đủ sức để phát triển mạnh, thường nên để mối bụi có chừng 2-3 giả hành.
b) Lan đơn thân
Các chi lan Van đa, Hồ điệp (Phaleanopsis), Phượng vĩ (.Renanthera), Ngọc điểm (.Rhynchostyỉis), Giáng hương {Aerides)… thuộc kiểu Lan đơn thân.
Thân các loài Lan đơn thân luôn mọc cao lên phía ngọn, phát triển theo chiều thẳng đứng. Sự phát triển chỉ ngừng khi đỉnh ngọn bị thương tổn, chồi bên sẽ xé rách bọc lá để mọc thành thân nhánh và cũng vươn cao lên phía đỉnh.
Khi thân các loài Lan đơn thân vươn cao, dễ bị đổ nghiêníỉ ngả, có loài rễ gió (rễ khí) mọc theo thân, bám chặt vào các cành cây hay bất cứ vật nào chúng gặp phải để giữ cho cây luôn luôn được thẳng đứng.
Lá của các loài lan Ngọc điểm, Hồ điệp mọc sít nhau nhưng lá của lan Van đa lá tròn, Phượng vĩ mọc khá xa nhau. Thân của chúng phát triển liên tục về phía trên nên các hoa chỉ xuất hiện ở bên thân ít khi thấy chúng mọc ở ngọn như một số Lan đa thân